Sau 5 tiếng di chuyển bằng máy bay và đặt chân tới sân bay Nội Bài lúc gần 19h, Haru cho biết “đói đến mức không thể làm gì được”. Vì vậy, cô quyết định dùng bữa tối tại một nhà hàng nằm ngay khu vực sảnh chờ ở sân bay.
“Bây giờ là 19h30. Nếu di chuyển bằng taxi từ sân bay về khách sạn, tôi mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Lúc đó khá muộn rồi, có thể nhiều quán ăn đã đóng cửa. Vì vậy, tôi quyết định ăn tối luôn ở đây”, Haru nói.
![]() | ![]() |
Địa điểm mà nữ du khách Nhật tới dùng bữa tối là một nhà hàng chuyên phục vụ các món phở truyền thống Việt Nam. Tại đây, cô gọi combo (phần thực đơn kết hợp món ăn và đồ uống, tráng miệng) gồm tô phở bò một loại thịt, đĩa trái cây tổng hợp và nước ngọt có ga, giá 830 yên (gần 150.000 đồng).
Khi đồ ăn được bưng ra, Haru lập tức bị ấn tượng bởi cách bài trí món phở khá đẹp mắt, có giá đỗ, rau thơm và chanh, ớt kèm theo. “Wow, đây là món tôi nhất định phải thử khi đến Việt Nam”, cô thốt lên.
Haru chia sẻ, người Nhật Bản rất coi trọng văn hóa ăn uống nên “thật sự không tốt chút nào nếu húp xì xụp món phở như cách thông thường”. Vì vậy, cô khéo léo gắp phở vào thìa rồi từ từ đưa lên miệng thưởng thức.
Nữ du khách nhận xét, món phở bò rất ngon, sợi phở mỏng, mềm dai còn nước dùng ngọt thanh, hấp dẫn. Trong đó, thịt bò sử dụng hoàn toàn từ giống bò Australia. Còn nước phở ở đây được ninh từ xương bò trong 24 giờ, kết hợp nhiều loại gia vị như hành, gừng nướng, thảo quả, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò gai, quế thanh,…
Để tăng hương vị cho món ăn, Haru còn cho thêm giá đỗ, rau thơm và cả lát ớt tươi vào tô phở.
“Giá đỗ giòn, còn lá thơm có mùi như sả vậy. Ở Nhật Bản cũng có nhiều giá đỗ nhưng tôi chưa từng ăn sống như thế này. Tôi được biết ớt ở Việt Nam rất cay nên chỉ cần cho một miếng nhỏ vào bát phở là đủ”, cô nói.
Vị khách Nhật Bản nhận xét, mức giá 150.000 đồng cho suất ăn đầy đủ từ món nước, đồ uống cho đến đồ tráng miệng như vậy là hợp lý. “Tôi mới thử phở sân bay và thấy món ăn ở đây có giá khá rẻ. Nếu ăn ở các quán địa phương, chi phí chắc còn rẻ hơn”, Haru chia sẻ thêm.
Không chỉ ấn tượng với ẩm thực bản địa, cô gái trẻ còn tiết lộ lý do Hà Nội là điểm đến đáng ghé thăm, xuất phát từ một số lý do như: Di chuyển thuận tiện với nhiều chuyến bay thẳng từ Nhật Bản; Thời hạn thị thực tới 45 ngày; Wifi miễn phí ở khắp nơi và chi phí sinh hoạt hợp lý.
Ảnh: Haru Daily
Chị Nguyễn Thị Hương (Từ Liêm, Hà Nội) cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Vợ chồng chị đều từ quê ra Hà Nội lập nghiệp. Khi sinh con, bà nội xuống giúp chị chăm cháu. Dù mẹ chồng nàng dâu có nhiều điều va chạm nhưng chị đều nhẫn nhịn và tìm cách lấy lòng mẹ chồng vì dẫu sao nhờ có bà giúp mình mới yên tâm đi làm. Thế nhưng chị lo lắng khi thấy bà suốt ngày cho cháu xem TV, ít khi đưa bé ra khỏi nhà, khiến cô bé rất nhút nhát…
Khi bé được 2 tuổi, chị muốn cho con đi lớp để có cơ hội tiếp xúc hơn với bên ngoài nhưng bà phản đối quyết liệt. Bà cho rằng chỉ những nhà nào không có người trông cháu mới phải đưa trẻ đi gửi, như vậy là “đày đọa con bé” và khinh bà không biết dạy cháu… Cuối cùng bà đòi về quê và mang theo cháu. Khi chị kiên quyết muốn giữ bé lại vì cho rằng con cần được ở gần bố mẹ thì bà giận dỗi từ mặt vợ chồng. Hai vợ chồng vì thế cũng chiến tranh lạnh mất tuần trời.
Đâu là rào cản
Trao đổi với phóng viên, chuyên gia tư vấn tâm lý Lê Thu Hiền ( Tổng đài tư vấn 19006844) cho rằng, ở nước ngoài mâu thuẫn thường thấy là mẹ vợ con rể, còn người Việt Nam hay có mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu do họ coi con rể và con dâu như người trong nhà nên thường đòi hỏi cao hơn, “nhập gia tùy tục” phải sống theo nề nếp của gia đình.
Ở nước ngoài, người mẹ vợ nghĩ rằng khi con gái lấy chồng, người chồng đã “lấy đi” tình cảm của con gái nên đòi hỏi rất cao ở người con rể. Người con rể phải là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con gái của họ. Khi người con rể không làm tròn bổn phận thì họ khó chịu, tất yếu nảy sinh mâu thuẫn.
Ngay nước ta cũng không ít trường hợp cũng nảy sinh mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa mẹ vợ - con rể. Nhưng nhìn chung nổi cộm hơn cả vẫn là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là do nhận thức về giới. Người Việt cho rằng phụ nữ dù làm gì thì quan trọng nhất vẫn là gia đình. Hơn nữa xuất phát từ sự tranh chấp tình cảm của người con trai. Cả 2 người là mẹ chồng, nàng dâu đều muốn sở hữu người đàn ông đó nên ai cũng có tâm lý ích kỷ.
Đã là tình yêu ắt sẽ có ghen tuông. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới những xung đột gay gắt giữa mẹ chồng và nàng dâu. Có những người mẹ rất hiền từ nhưng khi có con dâu thì trở nên đáo để, xét nét, bắt lỗi con dâu đủ điều. Đó không phải là bản tính quá quắt của các bà mẹ chồng hay “khác máu tanh lòng” mà xuất phát từ sự ghen tuông. Tâm lý của người mẹ chồng khi có con dâu thường tìm cách bới móc con dâu vì thấy con trai yêu vợ hơn mình. Với tư tưởng con dâu cướp tình yêu thương, sự quan tâm mà vốn dĩ trước đây con trai luôn dành cho mẹ.
Để giữa mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu khi sống chung mà không có nhiều mâu thuẫn, theo các chuyên gia tâm lý, là cả một nghệ thuật. Ai cũng phải học cách tôn trọng, nhường nhịn, và quan tâm đến nhau. Người chồng sẽ là nhân tố vô cùng quan trọng khiến mối quan hệ giữa hai người này tồi tệ hay gắn kết, vui vẻ. Một người chồng lấy vợ về, chỉ quan tâm đến vợ, bơ mẹ đi thì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu ắt sẽ xảy ra.
Nàng dâu nên hỏi qua ý kiến của chồng, của bố mẹ chồng khi làm việc lớn nào đó. Sau đó, nếu không nhận được sự đồng ý, nàng dâu nên nhẹ nhàng giải thích, tìm dẫn chứng thích hợp để vừa có thể bảo vệ được quan điểm của mình mà lại khiến chồng, khiến bố mẹ chồng tôn trọng. Ngược lại, ngoài sự cố gắng của các nàng dâu thì mẹ chồng, bố chồng cũng cần phải “hiện đại hóa”, thay đổi để dung hòa cuộc sống chung. Bởi một mối quan hệ sẽ không thể tốt đẹp nếu như chỉ một phía cố gắng.
Ngoài mâu thuẫn xuất phát từ ý ăn ý ở, trong quá trình sống chung với mẹ chồng, các nàng dâu thường mâu thuẫn với nhau về cách chăm sóc, dạy dỗ con cái. Do đó, nếu không có nghệ thuật thuyết phục mà cứ làm theo ý mình và phê phán cách làm của mẹ chồng thì từ những mâu thuẫn nhỏ sẽ dẫn đến những mâu thuẫn lớn, thậm chí lớn đến mức không thể giải quyết.
Cách tốt nhất là nên sống riêng để giảm bớt những mâu thuẫn có thể gặp phải trong quá trình chung sống. Còn nếu không thể sống riêng và hoàn cảnh bắt buộc phải sống chung thì mỗi người đều phải bớt đi tính ích kỷ, cái tôi cá nhân và quan tâm lẫn nhau.
(Theo Báo Gia đình & Xã hội)
" alt=""/>Vì sao ta hay mâu thuẫn mẹ chồngCác con của Wenger với chồng cũ luôn dành kỳ nghỉ lễ với bố. Trong khi đó, Wenger là người Do Thái nên không có nhiều liên hệ với Giáng sinh.
![]() |
McTwigan và Wenger trên chuyến tàu Metro-North vào Giáng sinh năm 2012, nhân kỷ niệm lần đầu tiên gặp nhau. |
Gia đình chị gái Wenger cũng ăn mừng Giáng sinh. Vì vậy, cô luôn đến thăm họ ở tiểu bang Connecticut vào ngày 25/12 và luôn đi một mình.
“Tôi luôn thấy Giáng sinh có chút cô đơn vì chưa bao giờ ở bên các con gái”, Wenger nói với CNN Travel.
Wenger có sự nghiệp thành công trong lĩnh vực marketing cho tổ chức phi lợi nhuận. Cô hài lòng với công việc và cuộc sống ở thành phố New York.
Nhưng khi tàu rời ga cuối Manhattan, cô thấy mình có chút suy tư.
Cuộc gặp gỡ thú vị
Trên tàu lúc đó chỉ có Wenger và vài hành khách, bao gồm người đàn ông trạc tuổi, ngồi đối diện cô.
Wenger quan sát anh lấy giấy dán tường, các mẫu sơn từ túi ra và trải chúng trước mặt. Cô nghĩ người này thật dễ thương và ở một mình vào ngày Giáng sinh.
Wenger nghĩ người đàn ông có thể bắt đầu cuộc trò chuyện thân thiện, nhưng anh có vẻ khá chăm chú. Khi thành phố lùi dần về phía xa, cô cân nhắc xem có nên mở lời hay không.
Sau đó, người lạ lấy ra một hình nền. “Ồ, đó là William Morris phải không?”, cô nói khi nhận ra một trong những hoa văn phức tạp đặc trưng cho tác phẩm của nghệ sĩ thời Victoria.
Người đàn ông ngước lên và mỉm cười.
Anh là Michael McTwigan, người New York, khoảng 60 tuổi và đã ly thân với vợ hơn một năm.
McTwigan đang trên đường đi tình nguyện tại quầy đồ ăn Giáng sinh ở Katonah. Anh tranh thủ ngồi xem qua các mẫu giấy dán tường để tặng một người bạn.
![]() |
McTwigan và Wenger vào Giáng sinh năm 2015, một lần nữa trên chuyến tàu đến Katonah. |
Khi Wenger nhắc đến William Morris, McTwigan rất ngạc nhiên. Anh tin rằng cô từng được đào tạo về nghệ thuật.
Qua trò chuyện, hai người nhận ra nhiều điểm chung, từ có chung tình yêu nghệ thuật, cùng làm trong ngành marketing đến ước mong giúp đỡ cộng đồng.
McTwigan cảm thấy Wenger “rất nhạy cảm và trực giác”. Họ thích thú với sự đồng hành trên chuyến tàu.
Khi tàu dừng lại sau khoảng 1 giờ, Wenger đưa cho McTwigan danh thiếp của cô. Sau đó, cả hai xuống tàu, di chuyển tới nơi mẹ Wenger đang đợi để đón con gái.
Trong khi bắt tay chào tạm biệt, McTwigan cố giữ tay người lạ thêm chốc lát.
“Tôi chắc chắn đã rung động vì điều đó”, Wenger nhớ lại.
Sau đó, Wenger kể với gia đình về cuộc gặp gỡ trên tàu và cảm thấy thú vị.
“Ừ, có chuyện gì đó đã xảy ra giữa hai người”, mẹ Wenger nói và cười khi thấy cái bắt tay kéo dài của họ từ trong xe.
McTwigan cũng không ngừng nghĩ về Wenger. “Tôi thực sự muốn gặp lại Linda”.
“Phép màu Giáng sinh”
Trong kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới, cả hai đã gửi email cho nhau.
McTwigan hỏi Wenger rằng cô có muốn gặp lại khi cả hai trở lại thành phố hay không. Sau đó, họ có nhiều cuộc hẹn thú vị, từ buổi hòa nhạc guitar pop-up đến quán rượu nơi cả hai nhảy múa trong tiếng nhạc jazz.
McTwigan và Wenger đều từng kết hôn và đang tiến tới tình yêu một lần nữa với cả sự phấn khích lẫn run rẩy.
“Hãy cứ chậm rãi và xem mọi chuyện diễn ra như thế nào bởi sau tất cả, chúng tôi biết rủi ro khi chọn sai”, McTwigan nói.
Wenger nói mối quan hệ này tiến triển khá nhanh vì họ thích dành thời gian bên nhau và quý mến gia đình, bạn bè của nhau.
Giáng sinh năm 2012, McTwigan và Wenger lên chuyến tàu Metro-North từ ga Grand đến Katonah giống như năm trước. Nhưng không còn là những người xa lạ, họ giờ là một cặp, cùng đến thăm gia đình Wenger. Và thay vì ngồi đối diện, họ kề vai nhau.
Hai người nhờ một hành khách chụp ảnh. Điều này đã trở thành truyền thống hàng năm, trên đúng chuyến tàu này.
“Mỗi năm đều giống như ngày kỷ niệm, thật tuyệt vời”, McTwigan nói.
![]() |
Wenger và McTwigan đi nghỉ ở Capri, Italy năm 2015. |
Wenger sau đó chuyển đến sống với McTwigan ở Brooklyn trong 6 năm. Năm 2018, họ chuyển đến Connecticut và không cần bắt tàu đến nhà chị gái Wenger nữa vì có thể tự lái xe.
Wenger và McTwigan kết hôn vào tháng 7/2018, tại ngôi nhà của họ ở Connecticut.
Đó là dịp thoải mái và ấm áp. Gia đình và bạn bè tập trung ngoài trời, ăn thịt hun khói.
“Mọi người rất hạnh phúc vì chúng tôi đã tìm thấy nhau”, Wenger nói.
Trong lời thề nguyện, cả hai kỷ niệm “phép màu Giáng sinh” đã mang họ đến với nhau.
“Thật điên rồ khi tình cờ gặp người nào đó mà bạn có rất nhiều điểm chung và tìm thấy niềm hạnh phúc, sự bình yên”, Wenger mô tả.
McTwigan nói: “Đó là cuộc gặp gỡ bất thường. Chúng tôi không tìm thấy nhau ở Paris mà trên chuyến tàu Metro-North. Nhưng mọi chuyện đã thành công”.
Giáng sinh này đánh dấu 10 năm kể từ khi Wenger và McTwigan ngồi đối diện nhau trên tàu.
Thật không may, cả hai không thể đến thăm chị gái của Wenger ở Connecticut. Buổi tụ họp Giáng sinh hàng năm bị hủy bỏ vì cháu gái của Wenger có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Thay vào đó, Wenger và McTwigan sẽ ăn mừng Giáng sinh tại nhà.
Cả hai hy vọng câu chuyện của họ truyền cảm hứng để mọi người cởi mở với những trải nghiệm mới và nắm bắt mọi khoảnh khắc dù bất ngờ đến thế nào.
“Hãy luôn sẵn sàng để nắm lấy cơ hội vì bạn không bao giờ biết nó sẽ dẫn đến đâu. Hãy nhìn xung quanh và đón nhận tất cả”, McTwigan nói.
“Hãy luôn giữ trái tim rộng mở. Tôi đã trải qua thời gian dài cô đơn nhưng luôn tin rằng điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Có lẽ đó là điều khiến tôi thường đến gần một người lạ và hỏi câu gì đó để biến điều đó thành sự thật”, Wenger nói.
Theo Zing
Sau 3 lần gặp gỡ, Bảo Trân nhận lời tỏ tình của bạn trai. Tuy nhiên, khoảng cách tuổi tác khiến cuộc tình của Ngọc Đức, Bảo Trân gặp nhiều trắc trở.
" alt=""/>Nên duyên khi tình cờ gặp gỡ trên tàu ngày Giáng sinh